G-OFFICE

G-OFFICE

G-OFFICE

Tin tức

TẠI SAO NÊN NHÌN VÀO THẤT BẠI ĐỂ THÀNH CÔNG HƠN KHI START-UP?

Thất bại không phải là điều mà bất cứ ai mong muốn khi mơ về việc điều hành một doanh nghiệp. Nhưng đôi khi, thất bại vẫn xảy ra. Tuy nhiên, bạn biết không? Một start-up thất bại không có nghĩa là cuộc đua của bạn đã chấm dứt. Thất bại sẽ dạy cho bạn rất nhiều điều để đứng dậy, tiếp tục cuộc đua và làm tốt hơn bao giờ hết.

G Office - Chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cho thuê coworking space sẽ bật mí cho bạn biết 5 bài học mà bạn sẽ rút ra được sau những thất bại. Hãy tham khảo nội dung sau nhé!

5 bài học đắt giá đến từ những thất bại 

1. Lắng nghe lời khuyên từ đúng người

Từ thời điểm bạn bắt đầu công việc kinh doanh thì việc tìm kiếm những chỉ dẫn là điều cần thiết và bắt buộc. Mặc dù việc tự tạo ra lối đi riêng là điều quan trọng, nhưng vào thời điểm thích hợp, bạn nên đặt ra những câu hỏi để tránh việc lạc đường. Đây là sự thật cho dù start-up của bạn mới chỉ là những ý tưởng ban đầu, đang vận hành rất thành công hay đang thất bại.

Lắng nghe lời khuyên từ đúng người

Tôi đã học được rằng, thật ra có rất nhiều người xung quanh sẵn sàng cho tôi những lời khuyên đúng đắn

  • Nhân viên kế toán có thể giải thích giúp tôi về tình trạng tài chính của doanh nghiệp.
  • Luật sư có thể giúp tôi chọn ra được mô hình doanh nghiệp phù hợp nhất có thể mang lại thành công.

Tôi có thể đặt ra câu hỏi với tất cả họ, và nhận lại những lời khuyên rất hữu ích.

2. Lên kế hoạch cho tình huống xấu nhất trước, trong và sau khi thất bại

Chúng ta điều biết rằng mọi thứ có thể sẽ không đi theo chính xác như những gì đã lên kế hoạch khi vận hành doanh nghiệp. Có rất nhiều thứ bạn sẽ không thể kiểm soát được, như việc mất hàng tồn kho, đối phó với thiệt hại xảy ra trong xây dựng hay thậm chí là cháy phân xưởng đang hoạt động.

Bởi vì bạn không thể kiểm soát được tất cả mọi thứ trong kinh doanh nên bạn luôn cần phải chuẩn bị cho những viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra. Doanh nghiệp của bạn đã có sự chuẩn bị cho thất bại chưa? Nếu thất bại đã chấm dứt thì liệu bạn đã có hệ thống để giúp doanh nghiệp của mình tăng trưởng trở lại?

 Lên kế hoạch cho tình huống xấu nhất trước, trong và sau khi thất bại

Khi điều hành doanh nghiệp, bạn nên xây dựng một quỹ dự trữ tiền mặt để có thể sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp.

Đôi khi, những sản phẩm và dịch vụ của bạn bắt đầu trở nên lạc hậu dẫn đến việc công ty bạn nhận về rất nhiều bình luận tiêu cực. Hoặc cũng có thể là chiến lược marketing của bạn không đủ để hấp dẫn được khách hàng. Bạn nên có một kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn nhằm giúp bạn tập trung vào chiến lược và gia tăng số lượng khách hàng cho công ty. Các đội nhóm trong công ty cũng nên thường xuyên gặp gỡ nhau để vạch ra những kế hoạch nhằm giải quyết các khiếu nại của khách hàng và cả những thất bại khác trong kinh doanh.

3. Phủ nhận sự thất bại trong kinh doanh chỉ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn

Lí do duy nhất mà tôi có thể điều hành doanh nghiệp tiếp tục phát triển là bởi vì cuối cùng tôi đã bắt đầu biết chấp nhận những gì đang diễn ra. Tôi đã chờ đợi một thời gian trước khi tôi nhận ra mình phải thay đổi, điều này đã khiến doanh nghiệp của tôi gặp rất nhiều vấn đề.

Phủ nhận sự thất bại trong kinh doanh chỉ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn

Bạn càng nắm bắt nhanh những vấn đề trong kinh doanh thì bạn càng dễ dàng sửa chữa và đưa doanh nghiệp của mình đi đúng hướng. Khi bạn bắt đầu thừa nhận sự tồn tại của các vấn đề thì bạn càng có nhiều cơ hội để loại bỏ những điều cản trở và không hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Nhận ra thất bại càng sớm thì càng giúp doanh nghiệp của bạn tiến xa hơn.

4. Loại bỏ những thứ không hiệu quả

Có nhiều ý tưởng của bạn đã thất bại. Bạn có thể đã tính toán sai sót về việc mở rộng quá nhanh nhưng cuối cùng lại khiến doanh nghiệp của bạn đi thụt lùi.

Để giúp doanh nghiệp của bạn có thể trở lại đường đua thì bạn cần phải xác định được yếu tố nào đang không hoạt động hiệu quả trong tổ chức và nhanh chóng loại bỏ nó. Bạn cũng cần tối giảm lại các chi phí. Những việc này ban đầu có thể khiến bạn mất một thời gian để tiến hành và thậm chí đi thụt lùi, nhưng đó có thể là cách duy nhất giúp doanh nghiệp của bạn tiến về phía trước.

Khi doanh nghiệp của tôi thất bại, tôi mới có dịp ngồi xuống và rà soát lại. Tôi đã nhận ra rất nhiều điểm sai sót. Tôi phát hiện ra rất nhiều quy trình làm trì trệ công việc của nhân viên và chúng đã ảnh hưởng đến doanh nghiệp của tôi rất nhiều. Tôi thậm chí cũng phát hiện được những chi phí phát sinh đã khiến công ty của chúng tôi lãng phí rất nhiều tiền.

Loại bỏ đi những chi phí và quy trình không cần thiết đã giúp doanh nghiệp của tôi phát triển trở lại ngoạn mục. Tôi cũng học được rằng, nếu tôi làm những điều này sớm hơn thì có thể ngăn doanh nghiệp của tôi khỏi việc thất bại ngay từ đầu.

5. Phát triển trở lại là điều có thể xảy ra

Điều vĩ đại nhất mà tôi học được là thất bại không phải là dấu chấm hết. Hãy luôn nhớ rằng, mọi doanh nghiệp và mọi con người đều có những thất bại ở dạng này hay dạng khác. Nếu tất cả mọi doanh nghiệp đều đóng cửa khi gặp thất bại thì chúng ta đã không có những gã khổng lồ như hiện nay.

Tôi không biết rằng doanh nghiệp startup của tôi có thể hoạt động trở lại sau thời điểm suy thoái kinh tế vì đại dịch hay không. Nhưng tôi biết rằng tôi sẽ không từ bỏ hi vọng và luôn cố gắng hết mình. Doanh nghiệp của tôi chắc chắn sẽ vượt qua khó khăn và có thể đạt được những thành công to lớn như trong giấc mơ điên rồ nhất của tôi.

Kết luận:

Chúng ta đều biết rằng cuộc sống không bao giờ luôn là màu hồng, ai cũng sẽ trải qua ít nhất đôi ba lần thất bại trong cuộc đời của mình. Và điều khác biệt giữa người thành công và kể thất bại chính là người thành công biết rút ra bài học và đúng lên từ những thất bại của bản thân, còn kẻ thất bại thì không.

Hãy xây dựng cho bản thân một bản lĩnh vững vàng, sẵn sàng đương đầu với mọi thách thức cuộc đời mang đến cho bạn, nhất là với những startup. Đó chính là chìa khóa mở lối thành công.  

Nguồn: forbes.com