G-OFFICE

G-OFFICE

G-OFFICE

Tin tức

NHỮNG CÁCH ĐỂ BẢO VỆ DOANH NGHIỆP CỦA BẠN TRONG THỜI ĐIỂM BÙNG PHÁT DỊCH BỆNH COVID-19

Bạn chắc chắn đã nghe đến rất nhiều thông tin về dịch bệnh do virus corona (hay còn gọi là COVID-19) gây ra. Dịch bệnh này đang không ngừng lan rộng khắp nơi trên thế giới. Rất nhiều công dân đã bị nhiễm bệnh và nguy cơ lây lan diện rộng trong cộng đồng khiến nhiều quốc gia ban hành lệnh cách ly xã hội. Chính những điều này đã tạo nên sự suy giảm một lượng lớn khách hàng ở nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành nghề và nguy cơ đẩy nhiều công ty tiến đến bờ vực phá sản.

Vậy các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần làm gì? Hoảng loạn – tất nhiên là không. Chúng ta cần lên trước kế hoạch nhằm ứng biến trước mọi tình huống có thể xảy ra.

Kế hoạch bảo vệ doanh nghiệp của bạn trong thời điểm đại dịch

Việc bảo vệ doanh nghiệp của bạn trong suốt thời điểm đại dịch này có ý nghĩa rằng bạn đã chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất. Dưới đây là 6 cách bạn có thể tham khảo nhằm giữ được sự vững vàng cho công ty của mình.

1. Tạo ra 1 kế hoạch

Khi đại dịch bùng nổ thì các công ty đã áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm bảo vệ công ty và cả nhân viên của họ. Biện pháp phòng ngừa chính mà chủ doanh nghiệp đang thực hiện bao gồm việc tạo hoặc tái thiết lập các kế hoạch khẩn cấp. Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có 1 kế hoạch để ứng phó với dịch bệnh, thì đây là thời điểm bạn cần tăng tốc.

Tạo ra 1 kế hoạch bảo vệ doanh nghiệp

Một kế hoạch khẩn cấp không chỉ phác thảo từng bước chi tiết mà công ty của bạn dự định thực hiện khi dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp mà nó còn là bức tranh về cách thức mà bạn sẽ làm nhằm bảo vệ doanh nghiệp và nhân viên của bạn.

Hãy chắc chắn rằng kế hoạch của bạn bao gồm các thông tin sau:

  • Những bước bạn sẽ thực hiện nhằm bảo vệ nhân viên
  • Những điều bạn sẽ thực hiện nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài
  • Làm thế nào nhân viên có thể liên lạc và làm việc với nhau trong thời gian dịch bệnh
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu chẳng may 1 nhân viên của bạn bị nhiễm bệnh

2. Xây dựng chính sách làm việc tại nhà

Nếu bạn không có kế hoạch hoặc chínhh sách khi quyết định cho nhân viên làm việc tại nhà thì hiện tại chính là thời điểm tốt nhất để làm điều đó. Với tình trạng nghiêm trọng ở một số khu vực và nhiều lệnh ban bố cách li xã hội thì việc cho nhân viên về nhà làm việc hiện là lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp.

Xây dựng chính sách làm việc tại nhà

Phụ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề và quy mô, trong rất nhiều trường hợp thì bạn không thể đáp ứng được các tiêu chí giúp cho nhân viên làm việc tại nhà cũng như làm việc tại văn phòng được. Với những ngành nghề đặc thù cần những thiết bị đặc thù thì có thể bạn không có đủ chi phí để lắp đặt chúng tại nhà cho nhân viên hoặc với những ngành cần sự tương tác trực tiếp với khách hàng thì việc làm việc tại nhà rõ ràng là điều không khả thi.

Vậy nên trong những trường hợp bắt buộc và cần thiết thì việc thiết lập những quy tắc và chính sách như những quy định khi xử lí công việc, họp hành và báo cáo đều cần những hướng dẫn cụ thể để nhân viên có thể giữ vững được tinh thần và cả trách nhiệm khi làm việc tại nhà.

3. Cập nhật những thông báo mới mỗi ngày và khuyến khích việc giao tiếp

Không một ai muốn bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là trong thời gian bị cách li xã hội vì virus corona. Vậy nên, chúng ta cần thông báo cho nhân viên các tin tức quan trọng của công ty, của chính phủ và khuyến khích họ tăng cường việc giao tiếp thông qua các công cụ online.

Nhằm bảo vệ doanh nghiệp của bạn an toàn, bạn cần phải cập nhật những thông tin mới mỗi ngày về tình hình dịch bệnh. Những thông tin này sẽ cho phép doanh nghiệp của bạn biết được những phương hướng hoạt động tiếp theo trong tương lai.

Đồng thời, do làm việc tại nhà sẽ gây ra một số cản trở trong việc tương tác, nên bạn hãy tạo ra một kênh giao tiếp thông qua các công cụ online và khuyến khích nhân viên không ngừng giao tiếp, trao đổi và thảo luận nhằm kiểm tra, giữ được tiến độ công việc và tránh các sai sót khi không có điều kiện gặp gỡ trực tiếp như khi làm việc tại văn phòng.

4. Đảm bảo dòng tiền và xây dựng kế hoạch dự phòng

Đảm bảo dòng tiền và xây dựng kế hoạch dự phòng

Xác định những viễn cảnh khó khăn nhất có thể xảy ra sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí của doanh nghiệp bạn. Sau đó lập một kế hoạch dự phòng với những kịch bản khác nhau nhằm ứng phó nếu doanh nghiệp của bạn rơi vào khó khăn, chẳng hạn như doanh nghiệp của bạn có thể thoái vốn đầu tư, giảm chi phí hay cắt giảm việc sản xuất các sản phẩm không đáp ứng mục tiêu thị trường hiện tại,…

5. Ở gần hơn với khách hàng

Các doanh nghiệp cần phải thực hiện nhiều nỗ lực nhằm giữ chân khách hàng. Từ việc lập kế hoạch những mặt hàng tồn kho, thực hiện những chương trình giảm giá đến đưa ra những ưu đãi cho khách hàng lâu năm.

Để đạt được sự ổn định lâu dài, các công ty cũng cần phải thực hiện lại các đánh giá, nhắm lại mục tiêu thị trường và xác định những cơ hội phát triển trong thời điểm dịch bệnh.

Nguồn: Forbes, Weforum