G-OFFICE

G-OFFICE

G-OFFICE

Tin tức

3 CHIẾN LƯỢC CHUYÊN GIA KHUYÊN DOANH NGHIỆP NÊN THỰC HIỆN NHẰM HẠN CHẾ TỔN THẤT DO VIRUS CORONA GÂY RA

Sự bùng phát của dịch bệnh do virus corona gây ra có nguy cơ làm gián đoạn tất cả những hoạt động của các công ty vừa và nhỏ trên toàn thế giới trong nhiều tháng tới của năm 2020. Trên thực tế thì có 82% những nhà lãnh đạo của những công ty vừa và nhỏ được khảo sát đã dự đoán rằng doanh thu sẽ tiếp tục giảm trong sáu tháng tới. Nhằm tránh những tổn thất nặng nề, có 95% các giám đốc điều hành đã quyết định sẽ thực hiện những hành động quyết liệt, bao gồm cả việc hủy các buổi hội thảo, cắt giảm chi phí và cho phép nhân viên làm việc từ xa.

Không có nhiều thứ chắc chắn để bạn có thể kiểm soát vào thời điểm khó khăn như hiện nay, nhưng bạn cũng có thể thực hiện nhiều hành động nhằm bảo vệ doanh nghiệp của bạn trước hoàn cảnh bị tê liệt về tài chính có thể xảy ra bởi dịch bệnh Covid-19. Chúng ta đều biết rằng không có một giải pháp nào được xem là phù hợp cho tất cả các công ty, tuy nhiên việc đi theo những chiến lược được chia sẻ bởi những chuyên gia có thể giúp cho doanh nghiệp của bạn sống sót qua đại dịch.

1. Dự báo về dòng tiền và tăng thanh khoản

James Cassel – nhà đồng sáng lập và là chủ tịch của ngân hàng đầu tư Cassel Salpeter cho biết rằng để có thể sống sót được thì công ty của bạn buộc phải giải quyết những vấn đề liên quan đến tài chính và thanh khoản.

“Hãy tự dự báo dòng tiền trong 13 tuần sắp tới, những dự báo này phải bao gồm cả những viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra”.

“Lúc này, bạn cần cân nhắc về nhu cầu tiền mặt trong tương lai sau khi xem xét kỹ lưỡng các chi phí cố định và cả các chi phí có thể biến đổi”.

“Đồng thời, bạn cũng cần nắm bắt mọi cơ hội để tối đa hóa dòng tiền bằng việc giảm việc thanh toán tiền mặt cho khách hàng để họ có thể thanh toán nhanh hơn”.

Dự báo về dòng tiền và tăng thanh khoản

“Bạn cũng sẽ phải rà soát lại tất cả các giao dịch và nhà cung cấp, xem xem liệu rằng những đơn vị này có thể hỗ trợ bạn bằng cách gia hạn thêm thời gian thanh toán cho bạn với những chi phí chưa thanh toán hay không. Hãy đàm phán thật thiện chí với tất cả những nhà cung cấp, và luôn nhớ rằng họ cũng đang đối mặt với những vấn đề tương tự như bạn”.

“Cuối cùng, hãy gia tăng giá trị thanh khoản thông qua tín dụng mở rộng hoặc các chương trình vay vốn kinh doanh. Những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 được chính phủ và các ngân hàng hỗ trợ rất nhiều thông qua các gói cứu trợ doanh nghiệp hoặc vay với lãi suất ưu đãi”.

2. Ghi lại những khoản nợ

Nhà tư vấn quản lí rủi ro Frank Russo, đã nói rằng: “Các chi phí bắt đầu chồng chất và những tổn thất phải được đánh giá. Những doanh nghiệp nhỏ phải hành động bằng việc ghi lại tất cả các tổn thất đó và cả những tác động liên quan có thể gây ra tổn thất do dịch bệnh do virus corona gây ra một cách rõ ràng và dễ hiểu nhất.

Ví dụ, việc lưu trữ hồ sơ hiệu quả có thể cải thiện cơ hội nhận được số tiền hoàn trả đúng hạn, các bảo hiểm kinh doanh và cả những hỗ trợ về tài chính của chính phủ dành cho những doanh nghiệp nhỏ.

Russo đã đưa ra hai bước quan trọng bằng lời khuyên chi tiết như sau.

 Ghi lại những khoản nợ

  • Trước tiên, hãy thiết lập những con số tài khoản hoặc những mã tính phí nằm trong hệ thống kế toán. Nhờ đó bạn có thể theo dõi tất cả những chi phí hoặc tổn thất liên quan đến dịch bệnh Covid-19 trên hệ thống. Đây là cơ chế theo dõi được sử dụng nhằm đánh giá tất cả các chi phí của doanh nghiệp bạn một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Thứ hai, tiến hành đánh giá trong khoảng thời gian từ hai đến ba năm nhằm so sánh hiệu suất kinh doanh của công ty bạn trước và sau khi xảy ra đại dịch.

Dường như các tài liệu tài chính và ghi chú về những gián đoạn của công ty bạn chính là chì khóa quan trọng. Việc ghi chú lại mọi thứ sẽ giúp công ty bạn có thể được hỗ trợ dễ dàng bởi các chuyên gia hay nhận được các tư vấn có chuyên môn từ chính phủ và các tổ chức kinh tế.

3. Chủ động kết nối và liên lạc với những mối quan hệ quan trọng

Chris là một luật sư nổi tiếng của một tập đoàn lớn. Ông ấy nói rằng bạn cần phải thực hiện rất nhiều bước để ngăn chặn sự khủng hoảng của một doanh nghiệp. Điều quan trọng là bạn cần chủ động. Sự chủ động này bao gồm việc thiết lập và duy trì những kênh liên lạc lành mạnh và chủ động với khách hàng và những nhà cung cấp của bạn.

“Hãy chủ động liên hệ và gọi cho những mối quan hệ quan trọng với công ty bạn – như khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, nhà tư vấn”. Hãy hỏi họ về những thứ họ đang thực hiện, và chủ động nói với họ những biện pháp mà bạn đang làm để cùng với họ vượt qua những tình huống khó khăn.

 Chủ động kết nối và liên lạc với những mối quan hệ quan trọng

Việc chủ động và chân thành liên lạc vừa giúp bạn giữ được những mối quan hệ, vừa giúp bạn nhận được những sự hỗ trợ có ích.

Tại một thời điểm nào đó, bạn và cả những mối quan hệ trong kinh doanh của bạn, đều cần thực hiện một điều gì đó vượt ra khỏi phạm vi về hợp đồng hay các vấn đề liên quan đến pháp lí. Những điều này gọi là sự tử tế trong kinh doanh để có thể giúp đỡ nhau cùng tồn tại qua giai đoạn khó khăn. Có đôi khi, sự cho đi và giúp đỡ của bạn chỉ là một, nhưng sau đó, bạn có thể nhận lại những đáp trả gấp đôi, thậm chí gấp ba so với những gì bạn đã bỏ ra.

Nguồn: US Chamber