G-OFFICE

G-OFFICE

G-OFFICE

Tin tức

CHIẾN LƯỢC SEO CHO NĂM 2019

I. Một số chiến lược SEO mà các bạn có thể quan tâm và sử dụng hiệu quả trong năm 2019

On-page SEO: Chiến lược SEO này tập trung vào phần nội dung các bài viết trên website và chú trọng vào việc tối ưu nội dung để đẩy thứ hạng của website lên cao với những từ khóa cụ thể.

Off-page SEO: Chiến lược SEO này tập trung vào các đường dẫn (link) dẫn trực tiếp đến website từ một trang nào đó khác trên internet. Số lượng “backlinks” và những website có chứa những link này một khi dẫn trực tiếp đến website của bạn sẽ giúp tạo được sự tin tưởng trên bộ máy của hệ thống tìm kiếm. Và điều này tất nhiên sẽ dẫn đến kết quả là làm cho website của bạn đạt thứ hạng cao hơn.

Technical SEO: Chiến lược SEO này tập trung vào cấu trúc của website và phần kỹ thuật của website được thiết lập như thế nào (backend). Google rất quan tâm đến những đoạn code được cài đặt vào website tương tự như phần nội dung trên web, điều này đặc biệt quan trọng để có thể xếp hạng cao trên bộ máy tìm kiếm.

II. Quy trình SEO

Bước 1: Tạo ra một danh sách các chủ đề mà bạn dự định viết

Từ khóa chính là trái tim của chiến lược SEO, nhưng chắc chắn chúng không phải là bước đầu tiên để có thể gia tăng thứ hạng một cách tự nhiên. Vậy nên bước thứ nhất, bạn cần tạo ra một danh sách các chủ đề mà bạn muốn lấp đầy trên website trong thời gian 1 tháng hoặc dài hơn.

Để bắt đầu, hãy tổng hợp một danh sách có 10 từ khóa ngắn và liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Bạn có thể sử dụng Google Keyword Tool để xác định số lượng tìm kiếm những từ khóa khác nhau phù hợp với lĩnh vực bạn đang kinh doanh.

Sau đó, bạn hãy liên kết các chủ đề với những từ khóa ngắn phổ biến vừa tìm được, nhưng tất nhiên là bạn sẽ không sử dụng những từ khóa này cho những bài đăng trên blog bởi vì mức độ cạnh tranh của chúng quá cao.

Bước 2: Tạo ra một danh sách từ khóa dài (long-tail keyword) dựa trên các chủ đề

Ở bước này bạn sẽ bắt đầu tối ưu website của mình dựa trên những từ khóa cụ thể, với những từ khóa ngắn bạn vừa tìm được thì hãy sử dụng công cụ để xác định được từ 5 cho đến 10 từ khóa dài hơn có liên quan sâu sắc đến những từ khóa chủ đề tự nhiên.

Ví dụ, chúng ta muốn tạo một nội dung liên quan đến chủ đề “SEO” nhưng rất khó để có thể có thứ hạng tốt trên Google vì đây là một chủ đề quá phổ biến. Vì vậy, mục tiêu để cải thiện thứ hạng ở đây là tạo ra những nội dung có liên quan đến từ khóa tìm kiếm, tối ưu hình ảnh cho bộ máy tìm kiếm, tạo một chiến lược SEO và những chủ đề phụ có liên quan đến chủ đề chính để đẩy từ khóa lên.

Bước 3: Xây dựng trang dựa trên các chủ đề đó

Bước 4: Xây dựng một blog

Blog là một cách tuyệt vời để có thể cải thiện thứ hạng từ khóa và giúp cho bạn tương tác với người dùng tốt hơn. Bạn nên làm điều sau với blog của doanh nghiệp mình:

-  Đừng lặp lại các từ khóa dài nhiều hơn 3, 4 lần. Trong thực tế, nếu bạn cố nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào một bài viết thì trang web của bạn có thể bị cắm cờ đỏ và có thể dẫn đến lệnh xử phạt từ Google.

Bước 5: Lên bài viết mỗi tuần để phát triển các chỉ số thứ hạng

Bước 6: Tạo ra một kế hoạch về việc xây dựng các đường dẫn (link) trỏ thẳng về website của bạn

Hãy tư duy theo những cách khác nhau để có thể thu hút các đường dẫn trỏ thẳng về website. Hãy bắt đầu bằng những bước nhỏ trước, có thể là chia sẻ những đường dẫn của bạn với các doanh nghiệp khác, đổi lại bạn cũng giúp họ làm điều tương tự. Hoặc bạn cũng có thể viết một vài bài chia sẻ và chia sẻ chúng trên Twitter, Facebook, Google+ và Linkedln. Bạn cũng nên xem xét đến việc tiếp cận những blogger khác nhau và đề xuất những cơ hội về các bài viết guest post để bạn có thể để đường link dẫn trực tiếp về website của mình.

Bước 7: Tối ưu những thứ liên quan trước khi đưa chúng lên website

Theo quy luật thông thường thì những tệp tin có kích cỡ lớn sẽ làm cho website của bạn tải lâu hơn, nếu các tệp tin này nhẹ hơn thì dĩ nhiên là website của bạn sẽ có tốc độ tải nhanh hơn, vì thế mà xếp hạng của bạn trên Google cũng cao hơn. Vì thế, hãy tối ưu tất cả mọi thứ từ hình ảnh, video, âm nhạc,…trước khi đưa chúng lên website sẽ giúp cho trang web của bạn có thứ hạng tìm kiếm tốt hơn.

Bước 8: Theo dõi các tin tức về SEO và không ngừng thực hành

Bước 9: Kiểm tra và đo lường mức độ thành công của các nội dung và bài viết

Hãy tạo ra một bản theo dõi, bạn có thể sử dụng Excel, Google Sheet, hay Google Analytic để bạn có thể biết được có bao nhiêu lượng người dùng đổ về website của bạn thông qua những tìm kiếm tự nhiên.

Nguồn: blog.hubspot.com